SvDHaNoi.com
19 Tháng Hai, 2022 admin 1355 lượt xem

Bạn thường gặp thuật ngữ bản vẽ kỹ thuật trong hoạt động của ngành xây dựng, kiến trúc hay gia công cơ khí. Vậy bản vẽ kỹ thuật là gì, có vai trò như thế nào, cách phân loại bản vẽ ký thuật ra sao? Hãy cùng svdhanoi.com tìm hiểu ngay sau đây nhé 

Khái niệm bản vẽ kỹ thuật là gì?

Bản vẽ kỹ thuật là một tác phẩm của ngành kỹ thuật, thông qua các hình vẽ trong bản vẽ, giống như là ngôn ngữ để các kỹ sư thể hiện, mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật,…của các vật thể, chi tiết,….của công trình, của sản phẩm. Qua bản vẽ kỹ thuật, những kỹ sư thi công sẽ hiểu được ý đồ thiết kế, qua đó chế tác một cách chính xác những gì đã thể hiện thành công trình thực thi. Bản vẽ kỹ thuật được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, điển hiển là xây dựng, kiến trúc và cơ khí

Bản vẽ kỹ thuật là gì?

Nếu như trước đây bản vẽ kỹ thuật được các kỹ sư thể hiện bằng vẽ tay, thì ngày nay bản vẽ kỹ thuật được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, điển hình là thông qua các phần mềm trên máy tính để vẽ dưới dạng 2D, hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ cho ra đời các bản vẽ ở dạng 3D có khả năng mô tả vật thể trực quan hơn.

Những yếu tố cấu thành của bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp (thiết kế, thi công, sử dụng sản phẩm) trong kỹ thuật, chính vì thế nó không được thể hiện dưới dạng chữ viết mà nó bao gồm:

  •  Các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt..) để thể hiện các mặt của công trình
  •  Các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật…., của một chi tiết hay một bộ phận theo những quy tắc thống nhất của Nhà nước và Quốc tế.
  • Các loại bản vẽ kỹ thuật cho dù ở ngành nghề nào thì cũng được vẽ theo một quy tắc thống nhất (iso) nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn… của vật thể.
  • Các chi tiết trong bản vẽ kỹ thuật được vẽ theo một tỷ lệ nhất định so với sản phẩm, công trình thật
  • Ngoài ra có thể nói bản vẽ kỹ thuật là một loại tài sản trí tuệ, được đăng ký bản quyền, được mua, bán trao đổi.

Ý nghĩa của bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình gia công cơ khí hoặc xây dựng thiết kế công trình xây dựng kiến trúc. Nó như một công trình thật được hình tượng hóa bằng các ký hiệu, qua đó người ta chỉ cần nhìn vào đó là có thể hình dung được tổng thể công trình cũng như biết cách phải bắt đầu từ đâu để tiến hành thực hiện công trình đó. Nó là tài liệu cơ bản và đầy đủ thông tin nhất để những người thợ có thể chế tạo, gia công ra đúng sản phẩm đúng với thiết kế trên bản vẽ.

Sau khi sản phẩm được gia công hoàn thiện, một công trình trước khi được nghiệm thụ người ta một lần nữa lật lại bản vẽ kỹ thuật, qua đó làm căn cứ kiểm tra, đánh giá các thông số kỹ thuật, nếu như đúng với bản vẽ thì mới đủ tiêu chuẩn để nghiệm thu sản phẩm, công trình

Thông qua bản vẽ kỹ thuật, chúng ta có thể biết được hình dạng, kết cấu, độ lớn, màu sắc cùng nhiều thông tin khác… của chi tiết, công trình mà chúng ta sắp thi công xây dựng

Có thể nói rằng, bản vẽ kỹ thuật chính là kim chỉ nam không thể thiếu trong quá trình sản xuất cơ khí hoặc xây dựng các công trình kiến trúc, giao thông..

Nhờ có bản vẽ kỹ thuật mà các sản phẩm hay công trình được xây dựng, chế tạo một cách chất lượng và có độ chính xác cao.

Cuối cùng khi công trình đã được nghiệm thu, người sử dụng cũng có thể dựa vào bản vẽ để sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả, thuận tiện cho quá trình bảo trì, thay thế, bảo dưỡng.

Phân loại bản vẽ kỹ thuật

Hiện nay có rất nhiều ngành nghề ứng dụng bản vẽ kỹ thuật, vì thế nếu như phân theo ngành nghề chúng ta sẽ có các loại bản vẽ như bản vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ kỹ thuật xây dựng, bản vẽ quy hoạch, kiến trúc…

Còn nếu phân theo hình thức vẽ thì chúng ta có các dạng bản vẽ tay, bản vẽ 2D hay 3D. Hiện nay hình thức vẽ tay ít được dùng bởi mất nhiều công sức và thới gian. Các dạng vẽ 2D3D được sử dụng nhiều nhờ vẽ trên phần mềm, cho độ chính xác cao và hình ảnh sắc nét, trực quan hơn.

 1. Bản vẽ chi tiết ( part drawing)

Bản vẽ chi tiết là bản vẽ riêng từng chi tiết đi kèm với một bản vẽ tổng thể nào đó để giúp người đọc hình dung ra chi tiết đó để sửa chữa, lắp ráp hoặc chế tạo. Bản vẽ chi tiết có những yêu cầu riêng về công nghệ sẵn sàng đem gia công thành chi tiết thật.

  2. Bản vẽ lắp ráp (assembly drawing) hay bản vẽ kết cấu (Structure Drawing)

Bản vẽ lắp bao gồm các hình biểu diễn thể hiện hình dạng và kết cấu của nhóm bộ phận hay sản phẩm và những số liệu cần thiết để lắp ráp và kiểm tra. Bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu của nhóm , bộ phận hay sản phẩm dùng trong thiết kế, chế tạo và sử dụng.

  3. Bản vẽ tháo rời (explosive drawing)

Trong các tài liệu kỹ thuật dành cho giải thích, quảng cáo, dùng trình bày cho những người không chuyên về kỹ thuật thường vẽ kiểu không gian ba chiều với các chi tiết đã tháo rời và đang ở đúng vị trí sẵn sàng lắp ráp.

  4. Bản vẽ sơ đồ (schema)

Bản vẽ sơ đồ là bản vẽ phẳng bao gồm những ký hiệu đơn giản quy ước nhằm thể hiện nguyên lý hoạt động như sơ đồ cơ cấu nguyên lý máy, sơ đồ mạch điện động lực và điều khiển động cơ, sơ đồ giải thuật của chương trình tin học, điều khiển PLC

Sơ đồ mạch điện

Sơ đồ ăn khớp bánh răng

Trên đây là tất cả những thông tin tổng hợp để trả lời cho câu hỏi bản vẽ kỹ thuật là gì? Vai trò ý nghĩa của bản vẽ kỹ thuật. Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi này, hãy để lại lời nhắn cho svdhanoi.com để được giải đáp nhanh nhất nhé!